Đau cổ vai gáy là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

04-03-2023, 3:03 pm | 0

Đau cổ vai gáy thường xuyên gây nên những cơn đau khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, cần tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời để người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái, mang đến cuộc sống ổn định.

Triệu chứng của bệnh đau cổ vai gáy

Đau cổ vai gáy là tình trạng vùng cổ vai gáy bị co cứng cơ và gây nên những cơn đau. Nghiêm trọn hơn còn làm hạn chế một số vận động khi quay cổ sang hai bên hoặc cúi người xuống.

Đau cổ vai gáy cấp tính do ngồi hoặc nằm sai tư thế thường không nghiêm trọng và sẽ thuyên giảm trong vài ngày.

Tuy nhiên, nếu đau cổ vai gáy do chấn thương hoặc mãn tính thì cần tìm đến cơ sở y tế để chữa trị.

Triệu chứng đau cổ vai gáy làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Các triệu chứng của bệnh đau cổ vai gáy thường thấy:

  • Đau cứng cổ: Những người bị đau cổ thường mô tả cảm giác như cổ của họ bị cứng hoặc kẹt, quay sang hai bên hoặc cúi xuống đều khó khăn.
  • Đau nhói: đau như dao đâm, thường tập trung ở một vùng.
  • Đau khi di chuyển: triệu chứng trầm trọng hơn khi di chuyển, vặn người hay vươn vai.
  • Đau lan tỏa hoặc tê mỏi: Cơn đau lan ra đầu, thân, vai và cánh tay do liên quan đến việc chèn ép dây thần kinh.
  • Đau khi thay đổi thời tiết.

Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy

Đau cổ vai gáy là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Bệnh lý này do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do cơ học hoặc do bệnh lý.Tình trạng đau cổ vai gáy khá phổ biến hiện nay và có dấu hiệu trẻ hóa bệnh nhân. Nguyên nhân đau cổ vai gáy được chia làm hai loại là nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân cơ học

  • Vận động mạnh: tập luyện thể dục, thể thao quá sức, tập sai kỹ thuật hay không khởi động trước khi tập có thể khiến bạn đau mỏi vai gáy.
  • Nằm, ngồi sai tư thế: ngồi lâu một chỗ, ngồi gù lưng, nằm sấp hay nằm ngồi cong vẹo cột sống sẽ khiến cho các cơ và mạch máu bị chèn ép, dẫn đến tình trạng máu lưu thông chậm và gây đau cổ, đau bả vai, cánh tay.
  • Cơ thể thiếu chất: cơ thể thiếu một số dưỡng chất, vitamin như canxi sẽ khiến dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu đi, dễ gây đau mỏi, tê bì vùng vai gáy.
  • Chấn thương: chấn thương vùng cổ vai gáy có thể làm tổn thương đến dây chằng, đốt sống gây đau dai dẳng.
  • Cơ thể bị nhiễm lạnh: thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh khiến cho cơ thể chưa kịp thích nghi, các dây thần kinh bị tổn thương dễ gây đau mỏi vai gáy.

Có nhiều nguyên nhân gây lên bệnh đau cổ vai gáy 

Nguyên nhân bệnh lý

  • Thoái hóa đốt sống cổ: là tình trạng xuất hiện các gai xương chèn ép vào dây thần kinh ở cổ vai gáy gây đau đớn. Biểu hiện ở việc đau mỗi khi ngủ dậy, thường gặp ở lứa tuổi trung niên.
  • Rối loạn chức năng thần kinh: các dây thần kinh vùng này bị kéo dài quá mức gây nên tình trạng đau nhức. Ngoài ra còn đi kèm một số triệu chứng như mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi.
  • Cột sống bị vôi hóa: là hiện tượng canxi lắng đọng bám vào thân đốt sống. Khi đó, những chồi xương sẽ chèn ép rễ thần kinh ống sống gây đau mỏi trầm trọng và khiến việc vận động trở nên khó khăn hơn.
  • Viêm bao khớp vai: là chứng bệnh khiến người bệnh đau một bên khớp vai lúc nửa đêm, đau khi nằm nghiêng, nhất là khi trời lạnh. Trường hợp nặng hơn còn đau bao lên đầu hoặc lan xuống cánh tay.
  • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: là tình trạng người bệnh đau vùng bên trong ngang hai xương bả vai. Biểu hiện rõ rệt khi xoay người, với tay lấy đồ, đi xe máy vào đường xóc,...Cơn đau giảm đi khi ưỡn ngực.

Cách khắc phục tình trạng đau cổ vai gáy

Đau mỏi vai gáy nên được phát hiện và điều trị sớm vừa giúp giảm tình trạng đau nhức vừa ngăn chặn nguy cơ bệnh phát triển thành mãn tính. Dưới đây là những cách chữa đau cổ vai gáy an toàn và hiệu quả: 

Dành thời gian thư giãn hợp lý

Một cách đơn giản để giảm tình trạng đau mỏi vai gáy là cần có chế độ đan xen hợp lý giữa làm việc và thư giãn. Khi xuất hiện cơn đau, cần nghỉ ngơi ngay và tránh làm việc nặng nhọc. Bao gồm tập thể dục mạnh như chơi thể thao, chạy bộ, nâng vật nặng,...Nếu làm công việc bắt buộc phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ cần trích thời gian giải lao 5-10 phút giữa giờ để vận động và thư giãn cơ thể.

Tập luyện thể dục, thể thao

Chăm chỉ rèn luyện thể lực và vận động cơ bằng các bài tập thể dục, thể thao phù hợp với thể trạng bản thân sẽ đem lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh cũng như giảm tình trạng đau mỏi vai gáy.

Đặc biệt, nếu tình trạng đau mỏi vai gáy kèm căng cơ và hạn chế vận động, nên tập luyện các bài kéo giãn cơ sẽ làm dịu cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, cần lưu ý thực hiện đúng cách và kiên trì mỗi ngày để đạt hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm bài kéo giãn toàn thân trên ghế massage - thiết bị hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Với bài tập kéo giãn trên ghế massage, con lăn massage sẽ tác động lên phần cơ và cột sống, giúp xoa dịu cảm giác đau nhức và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp khi vào độ tuổi này.

Trải nghiệm massage kéo giãn trên ghế massage Fujikashi ngay tại nhà 

Tham khảo thêm: Top 6 loại máy massage giảm đau nhức, mệt mỏi

Điều chỉnh tư thế

Nếu phải ngồi làm việc cả ngày, nên tránh ngồi bắt chéo chân, thay vào đó hãy ngồi ngay ngắn, thẳng lưng và đặt chân xuống sàn. Thỉnh thoảng nên đứng dậy vươn vai và tập một vài bài thư giãn nhẹ nhàng cho cổ.

Nếu phải đứng trong một thời gian dài, đừng dồn trọng lượng cơ thể vào ngón chân mà hãy chuyển sang gót chân hoặc thay đổi liên tục từ bàn chân này sang bàn chân khác.

Bên cạnh đó, khi nằm ngủ nên thay đổi tư thế nằm liên tục và sử dụng gối có độ êm nhất định.

Áp dụng các liệu pháp xoa bóp

Xoa bóp là một trong những liệu pháp nhanh nhất giúp xoa dịu cơn đau mỏi vai gáy nhanh chóng. Khi xoa bóp vùng cổ vai gáy sẽ tác động lên các huyệt đạo, các cơ và mô giúp điều hòa quá trình lưu thông máu.

Không nhất thiết phải đến các cơ sở y tế, bạn có thể tự thực hiện tại nhà, nhờ người thân hỗ trợ hoặc nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị chăm sóc sức khỏe như máy massage cổ vai gáy.

Tuy nhiên, massage cổ vai gáy không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, cần kết hợp với phác đồ của bác sĩ để có kết quả tốt hơn.

Tóm lại, đau cổ vai gáy là tình trạng không hiếm gặp. Các trường hợp nhẹ có thể điều trị ngay tại nhà và thường biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu cơn đau dai dẳng kéo dài vài tuần, cần tìm đến các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời và tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Quý bạn đọc có nhu cầu mua ghế massage giúp thư giãn toàn thân tại nhà chính hãng, chất lượng có thể tham khảo tại website thethaotaiphat.com.vn hoặc liên hệ hotline 1800 1132 để nhận tư vấn chi tiết.

Bình luận bài viết
Câu hỏi thường gặp
Ghế massage Fujikashi được ứng dụng công nghệ nào?

Ghế massage Fujikashi được ứng dụng công nghệ massage 3D, 4D, 5D tiên tiến, hiện đại, cho con lăn massage di chuyển linh hoạt đến từng vị trí huyệt đạo trên cơ thể và thực hiện các động tác day miết, nhấn, vỗ, gõ, lăn. Từ đó làm dịu đi những cơn đau nhức toàn thân, đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

Bị thoát vị đĩa đệm dùng ghế massage có tốt không?

Theo các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, người bị bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 1, 2 và 3 có thể sử dụng ghế massage để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Khi đã tiến triển đến giai đoạn 4, người bệnh không được sử dụng ghế massage. Bởi chỉ một tác động nhỏ cũng làm tổn thương vùng cột sống. Cần áp dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh.

Dùng ghế massage có tốn điện không?

Lượng điện tiêu thụ khi sử dụng ghế massage chỉ tương đương với các thiết bị thiết yếu trong gia đình như ti vi, tủ lạnh, quạt điện. Do đó, sử dụng ghế massage không tốn nhiều điện.

Ghế massage Fujikashi có giá bao nhiêu?

Được phân theo các phân khúc từ phổ thông cho đến cao cấp, ghế massage có mức giá đa dạng, trải dài từ 19 -105 triệu đồng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Trẻ em có nên dùng ghế massage không?

Theo các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: Trẻ em nên dùng ghế massage. Tuy nhiên cần lưu ý: Trẻ em dưới 10 tuổi: cần có sự giám sát của bố mẹ trong khi trẻ em dùng ghế massage, không để trẻ tự ý sử dụng nhằm tránh trường hợp trẻ không xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Trẻ em trên 10 tuổi: bố mẹ nên hướng dẫn con sử dụng thành thạo và biết cách xử lý nếu gặp sự cố.

Mục lục