Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp

09-09-2021, 6:24 pm | 585

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý về xương khớp rất phổ biến, không chỉ gây đau đớn khó chịu mà nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Hãy cùng Tài Phát tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục viêm khớp dạng thấp ở bài viết này. 

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm khớp dạng thấp.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm khớp dạng thấp.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp (còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp) là một bệnh lý do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Bệnh gây viêm đỏ, sưng đỏ gây đau, xơ cứng khớp xảy ra ở phần lớn là các khớp tay, chân, lưng và khớp gối. Bệnh này không chỉ làm tổn thương khớp mà còn ảnh hưởng đến đến cả cơ thể bao gồm mắt, da, các mạch máu,...

Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là gì?

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp 

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn tấn công chính lớp màng Synovium bao quang lớp khớp. Các tế bào bạch cầu xuất hiện tạo nên các phản ứng viêm.

Kết quả là màng sụn Synovium dày lên, dẫn đến tình trạng tổn thương sụn, nóng đỏ, đau các khớp. Lâu dài làm tổn thương sụn, xương dưới sụn, gân và các dây chằng gần khớp, gây biến dạng khớp. 

3. Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có 4 giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn 1:

Là quá trình xảy ra viêm màng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp. 

Giai đoạn 2:

Trong giai đoạn 2 này có sự gia tăng của lớp viêm ở phần mô cơ, Mô xương nhanh chóng ảnh hưởng đến không gian của khoang khớp và sụn. Chúng phá hủy lớp sụn khớp, giai đoạn này chưa xuất hiện dị dạng của khớp.

Giai đoạn 3:

Đây là giai đoạn đã nặng, việc liên tục mất sụn khớp dẫn đến việc lọ xương dưới sụn và chúng ảnh hưởng tới các khớp và gây nên các tổn thương. Các bệnh nhân thường đau khớp sưng tấy, hạn chế chuyển động cứng khớp vào buổi sáng. 

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn này tình trạng viêm bị giảm đi, song, sẽ hình thành các mô xơ và xương trùng dẫn đến việc ngừng các chức năng của khớp.

Các chứng của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp, nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc khi ngồi một khoảng thời gian dài sau đó di chuyển. Các triệu chứng sẽ đỡ hơn khi người bệnh vận động nhiều lần, các triệu chứng đau thường đột ngột và mau hết. Ngoài ra với các tình trạng bị nặng và lâu năm thường kèm theo các cơ đau, mệt mỏi, nổi mụn nhọt ở chân, da dễ nổi sần, nhịp thở ngắn,..

Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.

4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm khớp dạng thấp 

Những người có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp cao gồm:

  • Giới tính: Những người phụ nữ thường có nguy cơ mắc các bệnh về viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá nhiều có nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau, phổ biến nhất là ở tuổi trung niên khi các tế bào bắt đầu lão hóa.
  • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp thì các thành viên sẽ có nguy cơ cao hơn.
  • Do môi trường: Những người thường xuyên làm việc tại các môi trường ẩm thấp, giá lạnh hoặc tiếp xúc với  nước trong một thời gian dài cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Ngoài ra những người béo có tỉ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 5 lần so với người bình thường. 

5. Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp  

Bệnh viêm khớp dạng thấp hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe gia đình các bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.  

6. Cách điều trị viêm khớp dạng thấp 

Các phương pháp giúp điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

6.1. Sử dụng thuốc

Sử dụng các loại thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, dựa trên các tính trạng bệnh và thời gian mắc bệnh như:  

NSAID: Loại thuốc này là thuốc chống viêm không chứa steroid giúp giảm đau, tiêu viêm. Tuy nhiên tác dụng phụ của nó dễ gây kích ứng dạ dày, tổn thương, tăng cao nguy cơ xuất huyết.

Steroid: Đây là thuốc có tác dụng giảm viêm nhanh, làm chậm tổn thương các sụn khớp. Song, tác dụng phụ của chúng gây loãng xương, tăng cân.

DMARDS : Loại thuốc chống thấp khớp này có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của viêm khớp dạng thấp, giúp hạn chế sự tổn thương của các mô cơ. Các loại thuốc dạng này dễ gây tác dụng phụ khi làm tổn thương gan, nhiễm trùng phổi. 

Thuốc sinh học: Chúng còn được gọi là công cụ sửa đổi các phản ứng sinh học, cơ chế hoạt động của các tế bào sinh học này giúp cải thiện quá trình hấp thụ của các dòng thuốc khác. Cải thiện được tình trạng của nhiều ca bệnh nặng 

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp.
Cách điều trị viêm khớp dạng thấp.

6.2. Phẫu thuật xương khớp 

Phẫu thuật giúp khôi phục lại khả năng sử dụng của khớp, nó còn giúp giảm đau. Các dạng phẫu thuật điển hình hiện nay như:

Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này giúp loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp (sinovium) có  thể thực hiện trên cổ tay, đầu gối, khuỷu tay, các ngón tay.

Phẫu thuật chỉnh trục: Phương pháp này giúp ổn định lại các khớp và có tác dụng giảm đau khi bệnh nhân chưa đủ điều kiện thay khớp.

Phẫu thuật sửa gân: Phương pháp này sẽ giúp sửa các đường gân bị bị lỏng hoặc vỡ do sụn khớp bị viêm hình thành. 

Thay toàn bộ khớp: phương pháp này sẽ giúp các bệnh nhân loại bỏ các tổn thương của khớp và chèn thêm một bộ phận giả của khớp từ nhựa và kim loại.

Phẫu thuật xương khớp.
Phẫu thuật xương khớp.

6.3. Các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị

  • Các bài tập giúp hồi phục chức năng xương khớp, vật lý trị liệu,...
  • Chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ đảm bảo thư giãn các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Đảm bảo các chế độ tập luyện thể dục thể thao cũng rất quan trọng. Quá trình tập luyện này sẽ làm giảm dần các triệu chứng cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ổn định chức năng sinh lý của khớp. 
  • Bổ sung các vitamin D, B12, sắt, kali,... giúp phòng ngừa loãng xương. 

Trên đây là các chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm khớp dạng thấp. Mong rằng sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.  Tham khảo thông tin mỗi ngày để tìm cho bản thân và gia đình các sản chăm sóc sức khỏe xương khớp phù hợp nhất nhé.

Nguồn: https://thethaotaiphat.com.vn

Bình luận bài viết
Mục lục