Suy giảm trí nhớ: Đừng chủ quan kẻo muộn

13-05-2023, 3:48 pm | 3020

Hiện nay, không chỉ người già mà người trẻ cũng đôi lúc bạn cảm thấy nhớ nhớ quên quên, lơ đễnh, không tập trung vào việc đang làm. Đây là biểu hiện của bệnh lý suy giảm trí nhớ cần phải điều trị kịp thời để không gây ra biến chứng nguy hiểm.

Suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ hay còn gọi là chứng bệnh nhớ nhớ quên quên, biểu hiện ở việc não bộ bị giảm chức năng ghi nhớ hoặc ứ trệ quá trình vận chuyển thông tin đến vỏ não. Người mắc chứng bệnh này thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và lưu giữ thông tin mới hay khó nhớ lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ.

Quá trình vận chuyển thông tin đến não bộ bị ứ trệ dẫn đến suy giảm trí nhớ 

Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh tư duy kém dần, tăng nguy cơ dẫn đến đến các bệnh về thần kinh như lẫn, alzheimer, parkinson...

Hiện nay, suy giảm trí nhớ không chỉ xảy ra ở người già mà người trẻ cũng không hiếm gặp. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc suy giảm trí nhớ ở người trẻ là 14%, độ tuổi trung niên 22% và người cao tuổi tới 26%.

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giảm trí nhớ

Có nhiều dấu hiệu suy giảm trí nhớ mà bạn có thể nhận thấy rõ. Cụ thể như:

  • Giảm khả năng ghi nhớ một sự việc vừa trải qua trong thời gian ngắn.
  • Nói trước quên sau.
  • Gặp khó khăn khi phải ghi nhớ thông tin mới.
  • Hay quên những việc cần làm và dự định làm sắp tới.

Giảm khả năng ghi nhớ là biểu hiện rõ rệt nhất của suy giảm trí nhớ 

  • Hay cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, tâm trạng thất thường.
  • Nhầm lẫn giữa các mốc thời gian của sự việc.
  • Khả năng phán đoán cũng như giải quyết tình huống khá chậm chạp.
  • Khi bệnh trở nặng sẽ có biểu hiện mất khả năng xác định phương hướng, quên đường về nhà.

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây lên. Một số nguyên nhân nếu cải thiện thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện tích cực.

Ngủ không đủ giấc

Ngủ không đủ giấc hay thiếu ngủ là nguyên nhân thường gặp nhất khiến người bệnh mắc phải tình trạng suy giảm trí nhớ. Việc thiếu ngủ trong thời gian dài có thể khiến cho cơ thể dần mất khả năng khi nhớ và lưu trữ thông tin. Ngoài ra, tình trạng mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo cũng ảnh hưởng đến khả năng phán đoán và giải quyết tình huống.

Căng thẳng, trầm cảm

Căng thẳng và mệt mỏi gây ra do công việc và cuộc sống cũng tác động trực tiếp đến khả năng nhận thức của hệ thần kinh. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy khó tập trung vào một việc nào đó, khó ghi nhớ sự việc và giải quyết vấn đề có phần chậm chạp hơn. Nếu không khắc phục tình trạng này, bệnh suy giảm trí nhớ có thể trầm trọng hơn.

Căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ghi nhớ 

Thiếu dinh dưỡng

Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ. Bởi nếu cung cấp đủ chất, não bộ sẽ hoạt động tốt hơn. Cơ thể thiếu hụt các chất như sắt, vitamin B12 thường gây nên các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, lú lẫn, chậm chạp, trí nhớ kém,...
Ngoài ra, lạm dụng rượu bia hoặc các chất kích thích khác có thể dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn

Bệnh tật

Hơn nữa, suy giảm trí nhớ còn là biểu hiện của một số bệnh lý như: suy giảm tuần hoàn máu não, rối loạn tuyến giáp, u não, não úng thủy, tụ máu não,...

Suy giảm trí nhớ có nguy hiểm không?

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già hay người trẻ lâu ngày gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và nặng hơn sẽ biến chứng thành một số chứng bệnh nguy hiểm.

Sa sút trí tuệ: người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ và hành động, mất phương hướng khi tham gia giao thông, khó phân biệt được giữa các đồ vật. Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên cáu gắt, tâm lý không ổn định.

Suy giảm trí nhớ lâu ngày có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm

Alzheimer: biến chứng của suy giảm trí nhớ thành bệnh Alzheimer chưa có tỉ lệ cao nhưng theo các chuyên gia, bệnh lý này chưa có phương pháp chữa dứt điểm. Bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 8 đến 10 năm khi đã mắc căn bệnh này.

Parkinson: biểu hiện ở việc người bệnh cảm thấy run rẩy các ngón tay, bàn tay, cứng cơ, giảm khả năng cầm nắm đồ vật, đi lại chậm chạp, lưng gù.

Teo não: các dây thần kinh trung ương bị thoái hóa dần, các tế bào não chết dần và mất liên kết với nhau. Khi đã mắc bệnh này thì không thể nào hồi phục được.

Điều trị và phòng ngừa suy giảm trí nhớ như thế nào?

Suy giảm trí nhớ chưa có thuốc chữa khỏi ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nếu biết cách kết hợp các phương pháp điều trị khoa học thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Đồng thời hạn chế được tối đa sự phát triển của bệnh.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là não bộ. Ví dụ như rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều vitamin B, B12 như thịt, cá, trứng, sữa,...Giảm thiểu các thực phẩm chứa nhiều chất béo. Ngoài ra, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá để ngăn ngừa nguy cơ bị suy giảm trí nhớ.

Xây dựng lối sống khoa học

Xây dựng lịch sinh hoạt khoa học, cân đối giữa việc học, làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Đảm bảo ngủ đủ giấc, tối thiểu 7-8 tiếng/ ngày, hạn chế thức khuya để cơ thể tái tạo và nạp đầy năng lượng cho những hoạt động của ngày hôm sau. Đặc biệt, thư giãn 15-20 phút mỗi ngày với ghế massage với chức năng massage đầu, massage cổ vai gáy và toàn thân. Từ đó hỗ trợ hiệu quả trong việc kích thích lưu thông toàn hoàn máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.

Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp cải thiện trí nhớ 

Tập luyện thể dục thường xuyên

Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp cho cơ thể dẻo dai hơn, thúc đẩy toàn hoàn máu, kích thích khả năng ghi nhớ của não bộ. Tham khảo một số hoạt động như chạy bộ ngoài trời hoặc chạy với máy chạy bộ, đánh cầu lông, bơi lội, yoga,...

Bổ sung thực phẩm chức năng

Người mắc triệu chứng suy giảm trí nhớ có thể tham khảo một số thực phẩm chức năng giúp tăng cường sự nhạy bén của não bộ, tăng khả năng nhận biết. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin chi tiết về suy giảm trí nhớ. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về bệnh lý này. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu mua ghế massage, máy chạy bộ chính hãng, hãy tham khảo ngay tại website thethaotaiphat.com.vn hoặc liên hệ hotline 1800 1132 để nhận tư vấn chi tiết.

Bình luận bài viết
Câu hỏi thường gặp
Suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ hay còn gọi là chứng bệnh hay quên, biểu hiện ở việc não bộ bị giảm chức năng ghi nhớ, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và lưu giữ thông tin mới hay tái hiện những sự việc trong quá khứ.

Suy giảm trí nhớ có nguy hiểm không?

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già hay người trẻ lâu ngày gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và nặng hơn sẽ biến chứng thành một số chứng bệnh nguy hiểm như sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson, teo não,...

Cần làm gì để điều trị và phòng ngừa suy giảm trí nhớ?

Người mắc bệnh suy giảm trí nhớ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh: bổ sung chất dinh dưỡng; hạn chế rượu bia, thuốc lá; ngủ đủ giấc; thường xuyên tập thể dục, thể thao; bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho não bộ,...

Mục lục