Tê bì chân tay là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

06-03-2023, 4:57 pm | 564

Tê bì chân tay không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục kịp thời để tình trạng bệnh không trở nên trầm trọng hơn.

Tê bì chân tay là bệnh gì?

Tê bì chân tay là triệu chứng khiến tay và chân có cảm giác như bị kim đâm hoặc kiến bò, nặng hơn là mất cảm giác. Triệu chứng ban đầu xuất hiện ở cánh tay, lan dần xuống cổ tay, bàn tay và đến ngón tay.

Bệnh lý này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, gây khó khăn trong việc cầm nắm và đi đứng. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Tê bì chân tay làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống

Các dấu hiệu ban đầu của tê bì chân tay thường rất nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy châm chích, chuột rút. Tuy nhiên, nếu để lâu thì mức độ tê sẽ càng tăng. Lúc này mức độ tê nhức tăng mạnh hơn, tê lan dần từ cánh tay, cẳng chân xuống các ngón.

Ngoài ra, tê bì chân tay còn làm di chứng của một số căn bệnh như thoát vị đĩa đệm, tiểu đường, thoái hóa cột sống.

Nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay

Có rất nhiều nguyên nhân tê bì chân tay, thường được chia thành hai loại là nguyên nhân sinh lý và bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Tê bì chân tay có thể xuất phát từ các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày như ngồi sai tư thế, mặc quần áo quá bó, ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Nguyên nhân là do làm chậm quá trình lưu thông máu. Lúc này, chỉ cần năng vận động, đổi tư thế ngồi chuẩn, dành thời gian thư giãn là tình trạng sẽ thuyên giảm.

Ngoài ra, cơ thể đang rơi vào tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài cũng khiến cho các tế bào thần kinh khu vực này bị ảnh hưởng. Do đó dễ dẫn đến biểu hiện tay chân bị tê bì.

Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay môi trường làm cho những người có thể trạng yếu khó có thể thích nghi được nên dễ mắc bệnh tê bì chân tay.

Có nhiều nguyên nhân gây lên bệnh tê bì chân tay

Nguyên nhân bệnh lý

Tê bì chân tay có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể:

  • Thoái hóa đốt sống: là tình trạng các dây thần kinh, động mạch đốt sống cổ bị chèn ép, khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở và dẫn đến triệu chứng chân tay tê bì. Nếu không được điều trị sớm sẽ càng trở lên nghiêm trọng hơn.
  • Thoát vị đĩa đệm: là tình trạng đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép lên dây thần kinh cột sống và làm tay chân tê bì, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hàng ngày của người bệnh.
  • Bệnh tim mạch: tim mạch hoạt động kém dẫn đến máu lưu thông kém gây tê bì chân tay.
  • Bệnh khớp: thoái hóa khớp, viêm khớp làm tổn thương và suy giảm chức năng của khớp khiến người bệnh bị hạn chế vận động và thường xuyên tê bì chân tay. Nhất là khi đứng lâu hay ngồi lâu một chỗ.
  • Hẹp ống sống: là căn bệnh bẩm sinh khiến cho cột sống bị biến dạng, ngày càng thu nhỏ khiến các rễ thần kinh bị chèn ép và gây tê bì chân tay. Nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.
  • Bệnh lý thần kinh: các chứng bệnh như như đa xơ cứng, viêm đa rễ thần kinh, xơ vữa động mạch đều gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh khiến cho tay chân người bệnh luôn tê bì.

Cách khắc phục chứng tê bì chân tay

Đối với chứng tê bì chân tay do sinh lý có thể điều trị dứt điểm bằng cách áp dụng những mẹo chữa tê bì chân tay dưới đây. Tuy nhiên, với chứng tê bì chân tay do bệnh lý cần kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ để có hiệu quả và tránh để bệnh biến chứng nặng hơn.

Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao

Tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày không những tăng cường sức khỏe cho cơ thể mà còn giúp giảm tê bì chân tay và giảm nguy cơ bị các bệnh xương khớp hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh có thể tham gia một số bộ môn như đi bộ, đạp xe, tập gym, yoga, bơi lội,... để tăng cường sức bền cho cơ thể.

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý

Người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, ngồi quá lâu một chỗ hay ngồi xổm dễ khiến cho mạch máu khó lưu thông gây tê bì chân tay.

Bạn có thể ngâm chân tay vào nước nóng pha mỗi mỗi ngày trước khi đi ngủ cũng giúp giảm tê bì hiệu quả, đồng thời còn cải thiện chứng mất ngủ.

Bên cạnh đó, thường xuyên massage chân, tay, ngón chân, ngón tay sẽ khiến quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, từ đó chứng bệnh cũng dần thuyên giảm.

Áp dụng lối sống lành mạnh giúp cải thiện chứng bệnh tê bì chân tay

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chứng bệnh tê bì chân tay. Có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung các vitamin và chất khoáng đầy đủ. Ngoài ra, nên hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.

Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa lạnh, tình trạng tê bì chân tay diễn ra thường xuyên hơn. Lúc này, bạn có thể dùng máy sưởi, túi chườm nóng để sưởi ấm chân tay, giúp chân tay đỡ tê bì hơn.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chế độ massage nhiệt hồng ngoại trên ghế massage - thiết bị chăm sóc sức khỏe toàn diện tại nhà. Với cơ chế hoạt động làm ấm nóng vùng lưng và chân rồi từ từ lan ra khắp cơ thể, ghế massage giúp làm dịu đi cảm giác đau nhức toàn thân, đau nhức xương khớp, giảm căng cứng cơ và tê bì chân tay.

Xoa bóp bấm huyệt

Trong y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt là phương pháp được áp dụng rộng rãi. Bài tập giảm tê bì chân tay này có tác dụng đả thông kinh mạch, tăng cường tuần hoàn máu và khí huyết hiệu quả.

Khi bị tê bì chân tay, áp dụng các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt đúng cách giúp cho các bó cơ được thư giãn, giảm căng thẳng thần kinh và cho tinh thần thư thái sảng khoái.

Bên cạnh đó, thay vì phải tới spa chăm sóc sức khỏe, bạn có thể sử dụng ghế massage ngay tại nhà. Với thiết kế hệ thống con lăn thông minh có khả năng di chuyển linh hoạt tới mọi điểm đau và huyệt đạo trên cơ thể rồi thực hiện các động tác xoa, đấm, vỗ, miết day huyệt cho cả cơ thể được thư giãn. Đặc biệt, hệ thống túi khí bao bọc toàn thân luôn bóp nhả nhịp nhàng cũng xoa dịu đi cảm giác tê bì chân tay. Thư giãn tại nhà vừa hiệu quả, vừa tiện lợi.

Tóm lại, để giảm thiểu tình trạng tê bì chân tay, người bệnh cần có lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, cần tìm đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Quý khách hàng có nhu cầu mua ghế massage chính hãng, tham khảo ngay website thethaotaiphat.com.vn hoặc liên hệ hotline 1800 1132 để nhận tư vấn chi tiết.

 

Bình luận bài viết
Câu hỏi thường gặp
Ghế massage Fujikashi được ứng dụng công nghệ nào?

Ghế massage Fujikashi được ứng dụng công nghệ massage 3D, 4D, 5D tiên tiến, hiện đại, cho con lăn massage di chuyển linh hoạt đến từng vị trí huyệt đạo trên cơ thể và thực hiện các động tác day miết, nhấn, vỗ, gõ, lăn. Từ đó làm dịu đi những cơn đau nhức toàn thân, đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

Massage không trọng lực (Zero Gravity) là gì?

Chế độ massage không trọng lực (Zero Gravity) được thiết kế dựa trên công nghệ không trọng lực, thường dùng để huấn luyện các phi hành gia của NASA. Khi sử dụng chế độ này, người dùng sẽ nhận được sự thư giãn nhất, tựa như đang ở ngoài không gian, không chịu áp lực của lực hút.

Ghế massage có những tiện ích nào đi kèm?

Không chỉ là một thiết bị chăm sóc sức khỏe cơ bản, ghế massage còn được trang bị nhiều tiện ích đi kèm giúp tăng trải nghiệm người dùng khi thư giãn trên ghế như: vòm âm thanh nghe nhạc bluetooth sống động, sạc điện thoại không dây, cổng USB, điều khiển giọng nói,...

Dùng ghế massage có tốn điện không?

Lượng điện tiêu thụ khi sử dụng ghế massage chỉ tương đương với các thiết bị thiết yếu trong gia đình như ti vi, tủ lạnh, quạt điện. Do đó, sử dụng ghế massage không tốn nhiều điện.

Có nên dùng ghế massage hàng ngày?

Theo các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, người dùng chỉ nên ngồi ghế massage tối đa 2 lần/ ngày, không quá 30 phút/ lần và mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 giờ. Thời điểm buổi sáng và tối là thích hợp để để sử dụng ghế massage. Bởi buổi sáng sau khi ngủ dậy ngồi ghế massage sẽ mang đến tinh thần sảng khoái, minh mẫn và nạp năng lượng cho một ngày dài. Bên cạnh đó, sử dụng vào buổi tối giúp cơ thể được thư giãn, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.

Mục lục