Viêm khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

24-04-2023, 4:30 pm | 347

Viêm khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh. Do đó, cần điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu để tình trạng bệnh không tiến triển nặng thêm. Để hiểu rõ về bệnh lý này, hãy cùng nghiên cứu chi tiết qua bài viết này nhé!

Viêm khớp gối là bệnh gì?

Sụn khớp là lớp phủ trơn trên các đầu xương đóng vai trò như một tấm đệm và cho phép đầu gối uốn cong và duỗi thẳng một cách trơn tru. Sụn ​​đầu gối bao phủ phần cuối của xương đùi, xương chày và mặt sau của xương bánh chè.

Viêm khớp gối là tình trạng phần sụn khớp bị bào mòn, dần trở lên xù xì và thô ráp. Lúc này, hai đầu khớp xương sẽ cọ xát vào nhau, ma sát tăng lên, gây đau đớn và di chuyển khó khăn hơn.

Viêm khớp gối là tình trạng phần sụn khớp bị bào mòn

Tổn thương sụn khớp theo thời gian có thể làm trầm trọng thêm các biến dạng của đầu gối như đầu gối khuỵu và chân vòng kiềng.

Triệu chứng viêm khớp gối

Các triệu chứng viêm khớp gối thường thấy bao gồm:

Đau nhức khớp gối

Tình trạng đau nhức khớp gối thường xảy ra sau khi ngủ dậy buổi sáng hoặc sau giấc ngủ ngắn trong ngày. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng, tình trạng đau nhức có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Sưng đỏ vùng khớp gối

Viêm khớp gối làm tích tụ lượng chất lỏng quá mức ở đầu gối, khiến cho phần khớp bị sưng đỏ. Biểu hiện ở việc khu vực sưng viêm ấm nóng hơn so với bề mặt xung quanh.

Viêm khớp gối làm tích tụ lượng chất lỏng khiến cho phần khớp bị sưng đỏ

Căng cứng khớp gối

Căng cứng khớp gối gây nhiều hạn chế trong quá trình di chuyển của người bệnh. Tình trạng này thường rõ rệt sau khi người bệnh thức dậy vào mỗi sáng hoặc nghỉ ngơi trong thời gian dài. Lúc này, cần xoa bóp khớp gối một lúc mới có thể vận động trở lại.

Khớp gối khó co duỗi

Viêm khớp gối khiến cho các lớp sụn khớp bị bào mòn. Khi ấy người bệnh sẽ cảm thấy khó co duỗi cẳng chân khi đứng lên, ngồi xuống, gây trở ngại lớn trong sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp gối

Viêm khớp gối có thể khiến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trở nên rất khó khăn. Có nhiều nguyên nhân viêm khớp gối. Bao gồm:

Tuổi tác

Viêm khớp gối là một bệnh lý thoái hóa xương khớp. Càng lớn tuổi, sụn khớp gối càng dễ bị thoái hóa.

Di truyền

Các bệnh liên quan tới viêm xương khớp có khả năng di truyền lên tới 40-60%. Nguyên nhân được cho là do một số đột biến gen liên quan đến collagen.

Thừa cân, béo phì

Thừa cân hoặc béo phì gây ảnh hưởng đến đầu gối theo thời gian, nếu như không kiểm soát được cân nặng. Bởi khi trọng lượng cơ thể càng lớn thì áp lực lên đầu gối càng cao.

Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp gối

Chấn thương

Chấn thương nghiêm trọng hoặc chấn thương lặp đi lặp lại ở đầu gối có thể dẫn đến thoái hóa khớp khi bước vào độ tuổi trung niên.

Tính chất công việc

Các công việc đòi hỏi vận động mạnh như dân thể thao đòi hỏi các chuyển động thể chất lặp đi lặp lại gây áp lực cho đầu gối có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm khớp gối.

Giới tính

Phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn nam giới.

Bệnh lý khác

Những người mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao, bệnh thừa sắt trong máu và thiếu vitamin D có nhiều khả năng bị viêm khớp gối.

Biến chứng của bệnh viêm khớp gối

Viêm khớp gối gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh. Ở giai đoạn đầu, nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ mang lại tiến triển tốt. Tuy nhiên, nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ khó điều trị và gây nhiều biến chứng:

  • Teo cơ, khớp bị biến dạng, khuỵu xuống hoặc lệch trục.
  • Vận động kém linh hoạt.
  • Ảnh hưởng tới tim mạch và gây ra một số bệnh liên quan đến tim.
  • Tàn phế.

Phương pháp điều trị viêm khớp gối

Để điều trị viêm khớp gối, người bệnh cần tuân thủ:

  • Nếu nguyên nhân là do thừa cân, béo phì, người bệnh cần giảm cân ở mức phù hợp với thể trạng cơ thể, từ đó cơn đau và tình trạng bệnh cũng dần thuyên giảm.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sự linh hoạt của khớp gối, giảm thiểu tình trạng đau nhức và cho khớp ổn định.
  • Sử dụng thuốc hoặc tiêm kháng viêm để ức chế quá trình viêm và giảm đau nhanh. Tuy nhiên, cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
  • Vật lý trị liệu cũng là phương pháp được áp dụng hiệu quả trong quá trình điều trị viêm khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị để mang lại hiệu quả cao.

Vật lí trị liệu cần được áp dụng theo phác đồ của bác sĩ

  • Ngoài ra, khi kết hợp với vật lý trị liệu, người bệnh có thể sử dụng ghế massage tại nhà để thư giãn vùng khớp gối. Đây là thiết bị chăm sóc sức khỏe giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ giảm đau nhức, tê bì xương khớp.
  • Khi bệnh ở giai đoạn nặng, các phương pháp điều trị kể trên không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật chính là giải pháp cuối cùng được bác sĩ tiến hành. Để duy trì hoạt động của khớp gối, các loại hình như thay khớp nhân tạo, loại bỏ xương khớp gối, nội soi được chỉ định phẫu thuật.

Phòng ngừa viêm khớp gối như thế nào?

Để phòng ngừa viêm khớp gối, bạn nên:

  • Luôn giữ cơ thể ở mức cân nặng phù hợp, tráng để thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế mang vác nặng, luôn giữ tư thế đúng khi làm việc
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp tăng chất nhầy bôi trơn sụn khớp.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, chạy bộ để rèn luyện sức khỏe.

Trên đây là những thông tin chi tiết về viêm khớp gối. Hy vọng bài viết giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý này. Đừng quên truy cập website thethaotaiphat.com.vn để tham khảo các mẫu ghế massage chính hãng hoặc liên hệ hotline 1800 1132 nhận tư vấn nhanh nhất.

Bình luận bài viết
Câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân gây viêm khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp gối. Bao gồm: tuổi tác, di truyền, thừa cân béo phì, chấn thương, người mắc một số bệnh lý tiểu đường, cholesterol cao,..

Triệu chứng của viêm khớp gối là gì?

Viêm khớp gối khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, căng cứng khớp, khớp gối sưng đỏ và khó co duỗi.

Viêm khớp gối có nguy hiểm không?

Viêm khớp gối gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu mà để bệnh tiến triển nặng thêm sẽ khó điều trị, nặng hơn là gây teo cơ, tàn phế.

Điều trị viêm khớp gối như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp gối như sử dụng thuốc, tiêm kháng viêm, vật lý trị liệu và phẫu thuật.

Cách phòng ngừa viêm khớp gối

Để phòng ngừa viêm khớp gối, bạn nên tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để cơ thể dẻo dai, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế mang vác nặng, giữ cơ thể ở mức cân nặng vừa phải.

Mục lục