Người bị thoát vị đĩa đệm có tập thể dục đi bộ không? Các bệnh lý về xương khớp đặc biệt là thoát vị đĩa đệm đang là nỗi kinh hoàng của người lao động, hiện đang chiếm khoảng 45-60% trường hợp điều trị nội trú tại các khoa thần kinh. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 20-50. Bệnh gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ, gây đau nhức, giảm hiệu suất công việc. Ngoài phương pháp dùng thuốc hoặc phẫu thuật thì các phương pháp tập thể dục với bài tập đi bộ, chạy bộ được coi là giải pháp tối ưu để khắc phục tình trạng này.
Đau nhức, tê liệt và yếu cơ là những dấu hiệu khiến bạn phải nghĩ ngay đến bệnh này. Tùy vào vị trí đĩa đệm chèn mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Nếu đĩa đệm lưng, người bệnh sẽ đau nhức nhối, buốt vùng lưng. Có cảm giác như bị tê, bỏng rát như bị kim châm, cứng lưng… Nếu bị thoát vị cổ, người bệnh sẽ bị yếu ở cơ bắp tay cổ tay đồng thời đau vai gáy.
Thoát vị đĩa đệm có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do chấn thương cột sống khi bạn làm việc, lao động, do tuổi tác hoặc một số nguyên nhân khác như béo phì…
Người bị thoát vị đĩa đệm thường sẽ có cảm giác bị đau nhức, tê buốt ảnh hưởng lớn đến di chuyển và lao động do phần đĩa đệm nằm không đúng vị trí, bị trồi ra ngoài chèn lên dây thần kinh khiến máu khó lưu thông, đồng thời cọ sát lên xương cột sống. Trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể bị teo cơ, mất khả năng vận động.
Người bị thoát vị đĩa đệm không thể tự khỏi, dù có chữa trị cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn 100%. Tuy nhiên nếu áp dụng đúng cách vẫn có thể phục hồi tới 90% sức khoẻ người bệnh. Ngoài phương pháp uống thuốc và phẫu thuật thì tập thể dục là giải pháp giúp hồi phục sức khoẻ, cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả nhất cho người bị thoát vị đĩa đệm.
Đi bộ là bài tập tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống cơ và xương đặc biệt là các cơ cột sống. Động tác đi bộ khá nhẹ nhàng, không gây nhiều áp lực lên khớp xương, giúp khí huyết lưu thông, các cơ vùng thắt lưng, chân, tay chắc khoẻ để chống đỡ sức nặng của cơ thể giảm bơt sự chèn ép, giảm đau nhức nhanh cho người bị thoát vị đĩa đệm.
Đi bộ giúp cải thiện cấu trúc cột sống, cung cấp các chất dinh dưỡng tới các mô cột sống, thúc đẩy sự hồi phục của vết thương. Bài tập đi bộ còn giúp tăng sự trao đổi chất, tăng cường mật độ xương, tăng sự rắn chắc, đẩy lùi tình trạng thoái hoá. Đi bộ còn mang đến hiệu quả giúp tinh thư thái, giúp cho người bị thoát vị đĩa đệm quên đi đau đớn, sống vui khoẻ hơn.
Lưu ý: Tuy nhiên tuỳ theo mức độ bệnh cùng với cách bạn đi bộ có thể mang đến hiệu quả tốt nhưng cũng có thể giúp mọi người có những phút giây thư giãn tuyệt vời nhất. Không cần điều chỉnh bài viết để mang đến cho mọi người những trải nghiệm thể thao tuyệt vời.
Vì bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ có nhiều cấp độ khác nhau, nếu mức độ bệnh nhẹ bạn vẫn có thể đi lại, di chuyển bình thường. Còn nếu ở mức độ nặng chân tay tê liệt, quá đau phần đốt sống lưng không thể di chuyển thì không nên đi bộ quá nhiều. Tốt nhất nên khám toàn thân và hỏi ý kiến của chuyên gia sức khoẻ để chọn phương pháp cho phù hợp. Khi đi bô bạn cần chú ý về tư thế, cường độ, thời gian tập luyện để sao phù hợp với thể trạng của người bị thoát vị đĩa đệm.
Chuẩn bị:
Tư thế và cách tập:
Nếu có điều kiện, bạn nên thay đổi các lộ trình tập luyện khác nhau có thể tập ngoài đường, công viên, đến phòng tập hay mua máy chạy bộ điện để trnsh nhàm chán. Trong quá trình tập luyện nên thả lỏng tinh thần, có thể nghe nhạc giải trí, nghe nhạc...Bạn có thể tham khảo bài viết: Phương pháp tập thể dục tại nhà hiệu quả để điều chỉnh phương pháp tập thể dục phù hợp với sức khoẻ mỗi người.
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cần thiết để hồi phục vết thương tăng cường sức khoẻ cho cột sống, đặc biệt với những người bị thoát vị đĩa đệm. Người bị thoát vị đĩa đệm nên hướng tới một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giàu canxi và vitamin thiết yếu cho cơ thể có nhiều trong các thực phẩm như trứng, sữa, sữa chua, rau xanh, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt vừng...Ngoài ra bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều Glucosamine sulfate, Axit béo Omega 3 - đây đều là chất cần thiết cho việc duy trì collagen để hồi phục dây chằng, sụn, chất dịch lỏng...
Không nên sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, hạn chế đồ ăn có dầu mỡ động vật, tinh bột đường vì dễ gây tình trạng béo phì và gây ức chế sự chuyển hoá chất dinh dưỡng trong cơ thể, dễ tăng tình trạng đau nhức, sưng tấy ở khớp xương. Đây là một trong những sai lầm khiến tập thể dục thường xuyên vẫn không hiệu quả? mà nhiều người rất hay mắc phải, bạn nên tránh xa.
Với người bị thoát vị đĩa đệm phù hợp bài vận động nhẹ nhàng, tránh gây áp lực cho hệ xương khớp, vì thế bạn nên han chế bài tập với động tác gập cột sống, vặn người, nâng tạ, ngồi nhiều dễ gây áp lực không tốt cho hệ xương khớp.
Trên đây là những gợi ý cũng như những thông tin rất hữu ích dành cho người thoát vị đĩa đệm. giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Người thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không”.Ngoài ra còn cung cấp cho bạn rất nhiều kiếm thức để bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Để từ đó có thể phòng trảnh bệnh cho người thân và chính bạn. Hoặc sẽ giúp bạn chăm sóc cơ thể tốt hơn, biết cái gì nên làm và không nên là để đảm bảo sức khỏe khi bị mắc thoát vị đĩa đệm. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề liên quan tới đi bộ và bệnh thoát vị đĩa đệm bạn hãy comment ngay bên dưới, Tài Phát sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc một cách nhanh nhất.
Nguồn bài viết duy nhất tại: https://thethaotaiphat.com.vn/