5 sự thật về béo phì bạn cần phải biết sẽ giúp những ai đang muốn giảm cân mà chưa có động lực. Hay gia đình bạn có người thừa cân sẽ giúp bạn rõ hơn về tình trạng này để kịp thời đưa ra phương pháp phòng tránh. Bài viết dưới đây chúng tôi cung cấp thông tin cho bạn được rõ hơn.
1. Béo phì là gì? Các dạng béo phì hiện nay
Béo phì được nhận biết qua việc bị tích tụ mỡ quá nhiều ở các bộ phận trên cơ thể như bụng, đùi, mông...Việc tích mỡ quá nhiều khiến thể trọng tăng nhanh, cơ thể trở nên xồ xề, di chuyển ì ạch hơn. Và bạn có thể tính chính xác độ béo phì của mình qua các chỉ số BMI của cơ thể.
Béo phì là tình trạng tích mỡ trắng quá nhiều trên cơ thể.
Các dạng béo phì hiện nay:
- Béo phì toàn thân: Tình trạng mỡ thừa tích tụ đều trên toàn thân thường nguyên do là về vấn đề di truyền, thay đổi nội tiết tố hoặc lười vận động.
- Béo bụng : Đây là tình trạng béo phì đáng báo động hiện nay khi mà mỡ thừa tích tụ nhiều tại vùng bụng hay còn gọi là bụng bia do ngồi nhiều hoặc uống rượu bia quá nhiều.
- Béo hông đùi và bắp chân: Tình trạng mỡ thừa tích tụ nhiều tại vùng đùi, bắp chân.
Dù với tình trạng béo phì nào thì đều gây ra những tác hại không tốt cho sức khoẻ. Và mỗi dạng béo phì khác nhau sẽ có phương pháp tập luyện cũng hoàn toàn khác nhau, mọi người nên tìm hiểu kỹ.
2. Nguyên nhân dẫn đến béo phì
Hiện nay chưa có công bố chính thức nào về nguyên nhân thực sự gây ra béo phì. Tuy nhiên, có chế gây ra tình trạng béo phì là sự chênh lệch quá lớn giữa lượng chất đưa vào và lượng chất thực sự cần của cơ thể. Khi cơ thể bạn hấp thu quá nhiều calo mà nhu cầu sử dụng trong duy trì cơ thể cũng như để sinh hoạt, làm việc lại ít hơn rất nhiều sẽ dẫn đến tồn dư và tích tự mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những nhân tốt cơ bản gây ra tình trạng béo phì như sau:
Béo phì do nạp quá nhiều năng lượng hơn mức cần thiết vào cơ thể.
- Do rối loạn nội tiết tốt và chuyển hoá trong cơ thể: Sự thay đổi nội tiết tố đột ngột do một số vấn đề do mãn kinh, rối loạn chuyển hoá đường hay u tuyến giáp....sẽ là tác nhân kích thích sự phát triển của mô mỡ nhiều hơn. Đối tượng mắc vấn đề này rất dễ bị béo phì nếu không có chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể thao khoa học.
- Do di truyền: Sau rất nhiều nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra gen FTO - đây là gien gây thèm ăn ở người. Chính vì hội chứng thèm ăn, việc ăn quá nhiều đã khiến cơ thể hấp thu quá mức dinh dưỡng cần thiết gây ra chứng béo phì. Và đặc biệt gen này có thể di truyền, nếu người thân trong gia đình béo phì thì nguy cơ cao con cháu họ cũng béo phì.
- Do yếu tố tâm lý và xã hội: Sự căng thẳng về tinh thần, áp lực cuộc sống hoặc sự rối loạn tâm lý sẽ khiến chúng ta thường thèm ăn đồ ngọt nhiều hơn. Bởi vì khi căng thẳng khiến cơ thể sản sinh nhiều cortisol hơn và kéo theo đó là sự mất kiểm soát đường huyết. Vì thế lúc này cơ thể cần nạp nhiều đường càng nhiều càng tốt. Việc nạp quá nhiều đường khiến chúng ta rất dễ bị tăng cân.
- Do sự tăng trưởng của cơ thể: Thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên vì có sự thay đổi về nội tiết tố, phát triển về thể chất khiến cho trẻ thèm ăn, ăn nhiều. Nếu bố mẹ không kiểm soát chế độ dinh dưỡng và định hướng tập luyện thể thao cho trẻ tốt thì rất dễ bị béo phì. Muốn nhận biết trẻ có đang bị béo phì hay không bạn có thể tham khảo bài viết: Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị thừa cân?
- Lười vận động: Không vận động hoặc việc ít vận động sẽ làm cho cơ thể bị trì trệ, năng lượng cơ thể không được giải phỏng. Dinh dưỡng nạp vào không thể chuyển hoá hết thành năng lượng sẽ bị tích trữ lại dưới dạng mỡ thừa và chính là tác nhân gây béo phì.
Còn rất nhiều tác nhân khiến nguy cơ bị béo phì gia tăng như sinh hoạt không điều độ, không có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, do thuốc men...Tuy nhiên, dù thế nào thì béo phì là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, làm giảm thẩm mỹ hình thể, khiến bạn tự ti hơn trong cuộc sống. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ bị béo phì tốt hơn.
3. Hậu quả về sức khỏe của người béo phì
Béo phì là một bệnh lý gây ra rất nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ mọi người. Đầu tiên với việc tích mỡ quá mức sẽ khiến hình thể trở nên xồ xề, chạy xệ làm mất đi sự thon gọn, săn chắc khiến cho bạn thấy tự ti về hình thế. Không chỉ có vậy, tình trạng béo phì còn gây ra những tác hại không tốt cho sức khoẻ như sau:
Béo phì là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh lý về sức khoẻ.
- Bệnh về tim mạch và cao huyết áp: Béo phì chính là tác nhân lớn làm tăng cholesterol xuất cũng như lượng chất béo trung tính trong cơ thể. Việc lượng cholesterol tăng cao dễ gây ra tình rạng xơ vữa động mạch, thu hẹp mạch máu, làm khí huyết khó lưu thông dễ gây ra tình trạng tắc nghẽn, làm suy giảm chức năng của tim.
- Tiểu đường loại 2: Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ người béo phì mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 2-3 lần so với người có trọng lượng bình thường. Bởi tình trạng tích mỡ quá nhiều sẽ làm suy giảm chức năng của hormon insulin cho tuyến tuy tiết ra, khiến cho tế bào không thể hấp thu được đường như mong muốn. Tình trạng này kéo dài dễ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Gặp vấn đề về xương khớp: Khi trọng lượng cơ thể càng lớn sẽ tạo ra sức ép lên cơ và ương. Thừa cân là nguyên nhân chính gây ra bệnh về đau xương khớp gây ra tình trạng thoái hoá xương cũng như viêm xương khớp.
- Dễ gây rối loạn hệ hô hấp: Người béo phì dễ gặp tình trạng rối loạn nhịp thở, khó thở ngáy to do mỡ tích tụ quá nhiều chèn ép lên cơ hoành, phế quản khiến dưỡng khí lưu thông và được hấp thu khó hơn.
- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá: Vấn đề thường gặp ở những người béo phì là gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, táo bón... làm hệ tiêu hoá làm việc quá mức.
- Ảnh hưởng tới tình dục và sinh sản: Tâm lý chung của người béo phì thường tự ti về ngoại hình, bên cạnh đó béo phì sẽ làm giảm ham muốn tình dục cả nam và nữ do hormone ràng buộc quan hệ tình dục (SHBG) tăng cao. Tình trạng béo phì ở nữ giới làm rối loạn buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt sẽ khó thụ thai hơn.
Việc tăng cân quá mức ảnh hưởng nhiều tới các cơ chế hoạt động trong cơ thể như hệ hô hấp, tim mạch, hệ thống miễn dịch cũng bi ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố gây hại cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, cung thư tuyến giáp...
4. Tình trạng béo phì ở trẻ em ngày một gia tăng
Sự thật béo phì ở trẻ em có nguy cơ cao hơn và cũng có nguy cơ tử vong do béo phì hơn người ở tuổi trưởng thành. Bố mẹ thường có tâm lý cho con ăn nhiều, lâu dần năng lượng cung cấp cho trẻ dư thừa sẽ tích lũy trong cơ thể dẫn đến béo phì. Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ xuất hiện nhiều hơn những chiếc smart phone khiến cho trẻ thụ động thường ngồi xem chương trình giải trí nhiều hơn là ra ngoài hoạt động thể chất. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì ở trẻ em ngày một phổ biến.
Tình trạng béo phì ở trẻ em ngày càng phổ biến.
Béo phì ở trẻ em còn dẫn đến khó thở, tăng nguy cơ còi xương, gãy xương, cao huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sớm hơn và đặc biệt tác động xấu đến tâm lý của trẻ.
5. Cách phòng ngừa béo phì
Dù là tác nhân chính gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khoẻ, tuy nhiên béo phì có thể hoàn toàn được chặn đứng nếu bạn hiểu được nguyên nhân gây ra béo phì. Phương pháp tốt nhất để ngăn chặn tình trạng béo phì là tránh tình trạng tích mỡ trắng bằng cách có một chế độ dinh dưỡng khoa học cùng với một chương trình tập luyện thể chất thường xuyên:
- Về chế độ dinh dưỡng: Đầu tiên phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với thực phẩm tươi sống, thiên về sản phẩm chứa nhiều vitamin và khoàng chất như hoa quả và rau xanh. Bổ sung thường xuyên thực phẩm chứa đạm, can xi như trứng, sữa, thịt bò, thịt gà...
- Chế độ tập luyện: Với trẻ nhỏ nên khuyến khích cho trẻ vận động chân tay nhiều hơn, tham gia lớp văn nghệ, thể thao, võ thuật. Hạn chế cho trẻ xem tivi, máy tính, điện thoại quá nhiều. Còn với ngươi lớn nên lựa chọn một vài bộ môn thể thao như chạy bộ, đi bộ, đá bóng, đạp xe...nên duy trì lịch tập tối thiểu 30 phút/ngày và 4-5 ngày/tuần. Không chỉ trẻ con mà người lớn cũng có nguy cơ mắc béo phì bạn có thể đầu tư mua máy tập như máy chạy bộ điện, xe đạp tập...là những thiết bị hỗ trợ tập luyện giảm béo tại nhà an toàn và khoa học cho trẻ và người thân trong gia đình.
- Ngoài ra, để tránh béo phì thì nên có chế độ sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi một cách khoa học, không nên thức khuya, hạn chế rượu bia, thuốc lá, thực phẩm ăn nhanh...
Trên đây là 5 sự thật về béo phì bạn cần phải biết để kịp thời phòng tránh và khắc phục. Chắc hẳn bạn đã rút ra được kinh nghiệm riêng cho bản thân giúp bạn có sức khỏe dẻo dai hơn.
Vui lòng để lại nguồn bài viết nếu có sử dụng nội dung trên trang https://thethaotaiphat.com.vn/