Trong những năm gần đây, hiện tượng trẻ đang bị thừa cân nổi lên như một hiện tượng nóng của xã hội. Trẻ bị thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến hình thức thẩm mỹ, mà quan trọng hơn hết còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trí thông minh, mọi hoạt động của bé. Để đảm bảo cho con bạn phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh nhất nên Bạn cần phải biết cách nhận biết được trẻ đang bị thừa cân hay còn gọi là bệnh béo phì. Bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều đấy.
5 Sự thật về bệnh béo phì bạn cần phải biết Tình trạng béo phì thừa cân ở trẻ em có sự gia tăng đột biến trong vài năm trở lại đây. Béo phì luôn là hiểm hoạ với sức khoẻ đặc biệt là đối với trẻ em (bởi trẻ em luôn có thể trạng yêu hơn, nguy cơ mắc bệnh cao hơn). Đối với trẻ bị thừa cân dễ gặp các vấn đề về sức khoẻ như:
Béo phì không chỉ làm sức khoẻ của trẻ bị suy giảm mà ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần của trẻ. Trẻ bị béo phì dễ tự ti, hay cáu gắt khó chịu. Có rất nhiều tác động tiêu cực từ béo phì ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ, tương lai của trẻ sau này.
Có nhiều dấu hiệu cho biết trẻ bị thừa cân mà bạn có thể dễ dàng phát hiện ra như sau:
Không thể phủ nhận rằng, là bố mẹ khi nuôi con ai cũng muốn con ăn nhanh, ăn nhiều, đòi ăn thêm… Có nhiều đứa trẻ rất kén ăn, mặc dù bố mẹ dỗ kiểu gì cũng không chịu ăn nên khi con đòi ăn thêm thì ắt hẳn bố mẹ rất vui vẻ mà đáp ứng.
Khẩu phần ăn mỗi ngày của con sẽ được tăng dần thêm đi kèm với suy nghĩ con mình càng lớn ăn càng nhiều là điều đương nhiên. Nhưng bố mẹ phải cực kì lưu ý rằng, nếu điều này đến quá nhanh trong một thời gian ngắn và nó có chiều hướng kéo dài liên tục thì bạn nên cẩn trọng, bệnh béo phì đang đến gần.
Trẻ nhỏ rất thích ăn vặt, các loại bánh kẹo, đồ ngọt khác nhau. Nhưng nếu bạn thấy con mình luôn thích ăn đồ ăn ngọt, đồ ăn có chứa chất béo nhiều thì nguy cơ trẻ đang bị thừa cân rất cao.
Mặc dù, trẻ con rất cần chất béo để phát triển cơ thể, não bộ nhưng khi dư thừa nó lại phản tác dụng gây hại rất lớn đến sức khỏe trẻ nhỏ. Khiến cho bé hoạt động cũng như tư duy sẽ chậm lại hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Ngoài ra là các bệnh liên quan đến béo phì cũng khiến sức khỏe của bé yếu đi.
Những trẻ không ăn rau thường sẽ bị béo phì do khẩu phần ăn không được cân đối mà nghiêng về các chất tạo năng lượng (béo, ngọt..). Rau củ và trái cây là những thực phẩm không thể thiếu, cung cấp những vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Rau củ quả chứa nhiều chất xơ nhưng lại ít calo và chất béo. Vậy nên khi bố mẹ khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ quả thay cho đồ ăn nhẹ có đường, chất ngọt và béo sẽ giúp trẻ tránh béo phì.
Không thể phủ nhận rằng, ăn khuya rất nhanh béo. Mọi người đều lầm tưởng rằng trẻ ngủ nhiều mới bị béo phì nhưng không đúng như vậy trẻ bị thừa cân thức khuya và ngủ ít hơn những trẻ có thể trạng bình thường. Thức khuya sẽ làm cho con bạn nhanh đói và đương nhiên nó cần thêm một bữa ăn phụ nữa để lấp đầy cái dạ dày đang réo rắt. Ăn một bữa khuya giàu năng lượng rồi đi ngủ thì toàn bộ năng lượng đó hoàn hoàn sẽ được dùng tới việc tạo mỡ dự trữ sẽ chính là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì thừa cân hiện nay.
Khi số cân nặng của trẻ cao hơn mức bình thường thì bạn phải chú ý. Nếu chỉ số cân nặng và chiều cao trẻ cao hơn mức tiêu chuẩn 20% thì bố mẹ phải nghĩ ngay tới việc trẻ đang bị thừa cân. Ngoài ra, một số vùng trên cơ thể như cằm, đùi, cánh tay, hai bên ngực… xuất hiện mỡ thừa, việc đi lại cũng như mọi hoạt động của bé diễn ra khó khăn và chậm chạp chứng tỏ rằng trẻ đang bị thừa cân. Bạn cần phải luôn chú ý đến cân nặng, chiều cao của trẻ để có thể phát hiện sớm nhất bệnh béo phì cho bé.
Những dấu hiệu này không chỉ cảnh báo béo phì ở trẻ em mà ở cả người lớn. Bạn nên chú ý cơ thể thường xuyên để biết được tình trạng cơ thể và sức khoẻ của bản thân Xem thêm 5 sự thật về bệnh béo phì bạn cần phải biết để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm cũng như cách phòng tránh béo phì hiệu quả hơn.
Đầu tiên, vấn đề quan trọng nhất để tránh con bị béo phì đó là các ông bố, bà mẹ phải thực sự hiểu biết, tìm hiểu thêm nhiều về bệnh béo phì, phải biết cách chọn lựa các sản phẩm lành mạnh cho con (nên ăn giảm đường, giảm béo, ăn nhiều rau củ quả, không ăn đêm…).
Thường xuyên tạo điều kiện để con hoạt động, vui chơi, chạy nhảy, chơi thể thao theo sở thích của từng trẻ. Theo dõi cân nặng của trẻ theo tháng, theo quý để nắm được rõ nhất việc tăng cân, tăng chiều cao phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển của bé. Đặc biệt là giai đoạn dậy thì để trẻ giảm béo phì và phát triền chiều cao thì toàn diện nên kích thích trẻ tập thể dục thể thao có thể tập ngoài trời hoặc mua máy tập thể dục như máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục... để trẻ thoải mái tập luyện tại nhà.
Quá nhiều tác hại của béo phì gây nguy hiểm cho con người vì thế bạn phải tìm hiểu và ngăn chặn vấn đề này ngay từ đầu để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và người thân, đặc biệt là trẻ em. Hãy là tấm gương với một lối sống sinh hoạt lành mạnh để trẻ nhà bạn noi theo, học hỏi được nhiều điều hay, có thể tự bảo vệ sức khoẻ sau này.
Trên đây, mình đã cung cấp cho các bạn những thông tin rất chi tiết và hữu ích về vấn đề trẻ đang bị thừa cân. Hy vọng qua bài viết này các bậc cha mẹ sẽ am hiểu hơn để có thể kiểm soát được vấn đề sức khỏe của bé, để bé có một sức khỏe tốt nhất.
Nguồn bài viết duy nhất tại: https://thethaotaiphat.com.vn/.