Hầu hết mọi người đều biết đến lợi ích sức khỏe của việc chạy bộ và những người mắc bệnh tiểu đường lại càng hiểu rõ hơn ai hết. Việc tập thể dục chạy bộ khiến tim đập điều hòa, mạnh khỏe, và giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Cùng với việc kiểm soát ăn uống một cách khoa học, tập luyện chạy bộ thường xuyên chính là giải pháp hữu hiệu giúp ổn định đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tập thể dục chạy bộ là một bí quyết phòng bệnh tiểu đường hiệu quả cho mọi người.
Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) được ví như kẻ giết người thầm lặng, nó tàn phá sức khỏe con người một cách khủng khiếp, gây ra những biến chứng như biến chứng mắt, thận, tim mạch, suy giảm sinh lý,... Và điều đáng sợ là hiện nay, độ tuổi mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng trẻ hóa (dưới 35 tuổi và tăng lên ở trẻ em). Tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì tăng cao là “nguồn” bổ sung thêm những người mắc tiểu đường trẻ tuổi.
Theo GS.TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống đái tháo đường cho biết: "Béo phì có liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường. Mà hiện nay, lối sống thay đổi, việc vận động ít ngồi nhiều, ăn thức ăn nhanh, chứa nhiều chất béo… là những tác nhân gây tăng bệnh tiểu đường". Vậy liệu có giải pháp nào để giảm vấn đề đáng gờm này không?
Thực ra, bệnh tiểu đường ko thể chữa khỏi theo kiến thức y khoa nhưng ta vẫn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này nếu biết cách kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn. Trong những hình thức thể dục cho người bị tiểu đường, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân của mình tập thể dục chạy bộ nhẹ nhàng.
Đây là môn thể dục có thể nói là an toàn nhất do không bắt cơ thể phải hoạt động mạnh mẽ, mà vẫn đem lại sự dẻo dai, lại kiểm soát tốt lượng đường huyết cho cơ thể. Ngoài chạy bộ còn nhiều phương pháp tập luyện thể thao tốt cho sức khoẻ đẩy lùi bệnh tật, bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết: Tư vấn: Đi bộ hay chạy bộ tốt hơn?
Luyện tập thể dục chạy bộ giảm bệnh tiểu đường là bộ môn đơn giản, giúp người bệnh có thể tiêu hao lượng đường trong máu, đốt cháy lượng calo, chất béo dư thừa trong cơ thể và loại bỏ chúng. Tuy nhiên, không phải tập thế nào cũng có hiệu quả mà bạn cần chú ý lựa chọn hình thức và cường độ luyện tập sao cho phù hợp với lứa tuổi, chế độ ăn uống và liều lượng thuốc mà mình đang dùng trong từng thời gian cụ thể.
Trong quá trình chạy bộ, bạn không nên tập luyện quá sức, không tập luyện quá nhiều, mỗi ngày dành khoảng 30 phút chạy bộ, đi bộ để thư giãn, tăng cường sức khoẻ nâng cao sức đề kháng toàn thân.
Ngày nay, một số loại máy chạy bộ đa năng còn có có thể thiết lập các chương trình tập luyện mặc định giúp người tập có thể tự mình kiểm soát thời gian, tốc độ và nhịp tim,... để có chế độ tập phù hợp nhất. Vì thế phương pháp tập thể dục chạy bộ trong nhà với máy chạy bộ bằng điện sẽ tốt hơn cho việc điều trị và kiểm soát lượng insuline trong máu, đồng thời cũng giúp hạn chế các chất độc hại từ không khí ô nhiễm khói bụi ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh.
Để bài tập chạy bộ an toàn và hiệu quả trong việc đẩy lùi và ngăn ngừa bệnh tiểu đường bạn nên tuân thủ nguyên tắc sau:
Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh xa những bài tập thể dục có khuynh hướng gồng mình hoặc đòi hỏi sức chịu đựng như hít đất, tập tạ, hít xà,... Những môn thể dục cơ bắp này khá mạnh và có thể làm tăng mức đường trong máu, ngoài ra, nó cũng góp phần làm áp huyết tăng vọt lên.
Tóm lại, Chạy bộ - bí quyết phòng bệnh tiểu đường hiệu quả mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nếu để chạy bộ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cần tập đều đặn và tập chế độ phù hợp, bệnh nhân sẽ có thể điều lượng đường huyết, khiến sự lệ thuộc vào thuốc giảm dần đi và hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, hãy chăm chỉ tập thể dục hàng ngày nhé!