Xe đạp tập thể dục tại nhà từ lâu được nhiều người lựa chọn là một môn thể thao hữu ích hỗ trợ việc rèn luyện và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, việc đi xe đạp không đúng cách khiến gây phản tác dụng và có hại cho sức khỏe trong tập luyện, hiện đang là vấn đề được nhiều người chú ý và quan tâm. Vậy làm thế nào để có thể sử dụng xe đạp đúng cách trong rèn luyện sức khỏe? Đi xe đạp nhiều có gây hại cho sức khoẻ không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Đạp xe từ lâu đã được xem là bộ môn thể thao khá là hữu ích trong việc rèn luyện sức khỏe, giảm cân và hỗ trợ vận động xương khớp… Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những công bố nghiên cứu từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới và cả sự đưa tin của giới truyền thông, báo mạng về việc đi xe đạp nhiều gây hại cho sức khỏe đã và đang là đề tài hot được nhiều người chú ý. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Những ảnh hưởng của việc đi xe đạp quá nhiều dành cho sức khỏe thế nào?
Theo nghiên cứu của đại học Yale ở Mỹ được tiến hành trên nhóm đối tượng gồm 48 người nữ giới, thường xuyên sử dụng và di chuyển bằng xe đạp mỗi ngày thì: “Khi nữ giới đạp xe, bộ phận xương chậu nơi tiếp xúc trực tiếp với vùng yên xe sẽ chịu “áp lực” lớn. Điều này kéo theo bộ phận âm đạo bị cọ sát và chịu tác động, khiến cho “cô bé” trở nên thiếu nhạy cảm và giảm cảm giác ham muốn trong tình dục.”
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: “Tác hại trên chỉ xảy ra khi bạn đi xe đạp quá nhiều và đi không đúng phương pháp. Đây là một trong những sai lầm khá phổ biến khi tập luyện với xe đạp tập. Do đó, nếu bạn biết cách sử dụng xe đạp tập luyện đúng thì vẫn có được sức khỏe và tinh thần tốt nhất.”
Hiện nay với rất nhiều thông tin về việc đạp xe nhiều gây vô sinh ở nam giới… khiến người dân hoang mang và lo lắng. Nhưng trên thực tế, khi được hỏi: “Đạp xe nhiều có gây vô sinh cho nam giới hay không?” thì hầu hết các chuyên gia đều trả lời là “không” hay “nguy cơ cực thấp”.
Bởi, đối với nam giới khi di chuyển bằng xe đạp, việc cọ xát thường xuyên và liên tục cơ đùi trong với yên xe, hai đùi thì bị bó buộc trong tư thế khép lại. Kết hợp với đó là hệ thống chân thường xuyên lên xuống khi chuyển động đạp, hai pêđan thường xuyên đẩy và tác động vào 2 tinh hoàn khiến chúng bị công kích liên tục. Tất cả những điều đó làm tăng nhiệt độ và gây rối loạn dây chuyền sản xuất tinh binh của tinh hoàn. Do đó, có thể dẫn đến nguy cơ giảm tinh trùng và gây vô sinh ở nam giới.
Tuy nhiên, tất cả những điều đó thường rất ít xảy ra. Cùng lắm là chỉ có thể xuất hiện trên người các vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp và thường xuyên tập luyện suốt ngày mà thôi. Do đó, nếu có cơ chế tập luyện đúng cách và chế độ nghỉ ngơi phù hợp thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm trước các nguy cơ khi di chuyển, tập luyện bằng xe đạp.
Tham khảo thêm bài viết: Tổng hợp những sai lầm nên tránh khi sử dụng xe đạp tập. Bạn nên ghi nhớ để có tập trung tập luyện tốt nhất.
Có thể nói bên cạnh những tác hại và nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe tình dục do đi xe đạp quá nhiều và không đúng cách như trên. Thì việc sử dụng xe đạp khi di chuyển, rèn luyện thể thao vẫn có nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe hơn. Do đó, để đảm bảo có thể sử dụng xe đạp trong chăm sóc, rèn luyện sức khỏe hiệu quả và đúng cách bạn cần tuân thủ những điều sau:
Để đảm bảo cho cơ thể luôn có đủ năng lượng trước khi tập luyện, di chuyển với xe đạp tập thể dục thì bạn cần phải bổ sung trước bằng một bữa ăn nhẹ, 1 ly sữa hoặc nước cam… Nhưng lưu ý là phải ăn trước khi tập từ 1 - 2h, vì như thế mới đảm bảo tốt cho dạ dày của bạn.
Trong thể thao hay bất kỳ một hoạt động nào khác, việc khởi động kỹ là điều bắt buộc mà bạn cần phải làm. Bởi điều đó sẽ giúp bạn giảm bớt được các tình trạng: chuột rút, sai khớp hay chấn thương… trong quá trình vận động và di chuyển.
Thông thường để khởi động trước khi đạp xe bạn có thể thực hiện một số động tác sau:
Khi đạp xe để không bị vướng thì bạn không nên chọn những loại trang phục rộng thùng thình. Bên cạnh đó, để không mang lại sự khó chịu khi đạp xe thì bạn cũng không nên mặc những trang phục quá chật.
Nếu được thì bạn nên sắm cho mình một bộ đồ thể thao đi xe đạp chuyên dụng, còn không thì nên vận đồ vừa người và thoải mái. Đảm bảo cho các vùng: hông, bẹn, đùi và cơ quan sinh dục không phải bị bó buộc, bí bách từ phía trang phục.
Ngoài ra một lưu ý nữa đó là: Khi chọn trang phục thì bạn nên hướng đến các loại vải mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như cotton. Đồng thời cũng phải tiến hành thường xuyên giặt rũ để tránh vi khuẩn có cơ hội bám vào và trú ngụ trong quần áo.
Có thể thấy việc đi xe đạp nhiều gây hại rất lớn đến sức khỏe sinh dục của người tập. Chính vì thế, để đảm bảo có được cho mình sức khỏe tốt nhất thì bạn cần có chế độ tập luyện phù hợp và đặc biệt là không nên đạp xe quá nhiều.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, để việc rèn luyện sức khỏe với xe đạp hiệu quả thì mỗi ngày bạn nên đạp xe trong vòng 30 phút và thực hiện điều từ 3-5 ngày/tuần.
Khi đạp xe, mồ hôi thoát ra khá lớn. Chính vì thế bạn cần phải đảm bảo có thể bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể cả trước, trong và sau khi tập. Đảm bảo có đủ nước và năng lượng cho các hoạt động về sau.
Trên đây là một số thông tin về việc đi xe đạp nhiều gây hại như thế nào cũng như một số lưu ý cần thiết để đảm bảo việc tập xe đạp hiệu quả hơn. Chúc bạn có được cho mình những kiến thức hữu ích và những giờ tập luyện thể dục hiệu quả cùng xe đạp.
Vui lòng để lại nguồn nếu bạn có sử dụng nội dung trên trang https://thethaotaiphat.com.vn/ của chúng tôi.