Do đặc điểm của xã hội và môi trường tự nhiên, ngày nay chứng béo phì ở trẻ em ngày càng có có xu hướng gia tăng. Trẻ em bị béo phì không chỉ không tốt cho sức khỏe của chính các em, dễ mắc phải các bệnh về tim mạch, xương khớp khi lớn lên, mà các em còn phải chịu nhiều sức ép về tâm lý như: Bạn bè trêu chọc, dễ có tâm lý mặc cảm tự ti, và kém hòa đồng với mọi người xung quanh.
Để xác định mức độ béo phì của một đứa trẻ, người ta thường lấy tỷ lệ so sánh giữa trọng lượng cơ thể so với chiều cao của đứa trẻ. Nếu tỷ lệ này chiếm từ 20% trở lên là trẻ em bị béo phì. Về mặt cảm quan, nếu cánh tay và bắp đùi của đứa trẻ có những ngấn mỡ cuộn lên thì có khả năng là em bé bị béo phì.
Nguyên nhân của béo phì trẻ em khá đa dạng, có thể do chế độ ăn uống giàu năng lượng. Đây là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội bởi với điều kiện của các gia đình như hiện tại, trẻ em được chăm sóc bằng chế độ ăn giàu dinh dưỡng và đặc biệt là các loại chế phẩm từ sữa như váng sữa, sữa chua cung cấp nguồn năng lượng lớn. Khi trẻ em hấp thụ tốt và mức độ ăn nhiều hơn, chúng dễ mắc phải hiện tượng béo phì.
Người trẻ tuổi nên vận động thể dục thể thao nhiều hơn.
Nguyên nhân thứ hai là trẻ ít vận động. Đây là một thực tế khá phổ biến, đặc biệt tại khu vực thành thị. Do không gian nhỏ, cùng với sự bận rộn của cha mẹ, trẻ em ít được vận động. Bên cạnh đó, với các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, ti vi … trẻ em thường ngồi nhiều hơn và ít vận động các bộ môn thể dục, thể thao.
Người ta tìm thấy mối liên quan của bệnh béo phì với các trẻ em có số cân nặng quá lớn lúc mới sinh hoặc trẻ em bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em bị béo phí nếu cha mẹ cũng ở thể trạng béo phì. Béo phì là nguyên nhân gây ra rất nhiều các bệnh lý, bao gồm cả thể trạng béo phì ở trẻ em. Các nguy cơ mắc bệnh có nguyên nhân do béo phì phải kể đến như nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, tai biến, ảnh hưởng tới tim mạch. Ngoài ra, một số các bệnh lý như đái tháo đường, xương khớp cũng được tìm thấy nguyên nhân là do béo phì.
Ngoài ảnh hưởng về sức khỏe, trẻ em béo phì dễ gặp phải áp lực về tâm lý. Đó là tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp và thường có xu hướng co mình với xung quanh. Đây là điều hết sức nguy hiểm, bởi lứa tuổi trẻ em chưa có khả năng tự điều chỉnh và vượt qua những khó khăn này dẫn tới ảnh hưởng tới nhân cách và tính cách khi trưởng thành. Một điều dễ thấy là trẻ em béo phì thường có xu hướng bị trêu chọc nhiều hơn từ bạn bè xung quanh. Việc giảm cân cho trẻ là điều cần thiết, vì theo tham khảo giảm cân theo độ tuổi thì việc giảm cân ở trẻ nhỏ là dễ mà hiệu quả nhanh hơn. Việc giảm cân càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng béo phì kéo dài với chỉ số mỡ tích tụ trong cơ thể quá nhiều và lâu dài sẽ giảm cân khó và vất vả hơn.
Độ tuổi trẻ em thường thiếu sự kiên trì và quyết tâm. Do đó khi lựa chọn các bộ môn thể dục giảm cân, cha mẹ thường phải chú ý tới điều này để lựa chọn. Hãy tìm kiếm và chọn bộ môn thể dục, thể thao phù hợp với sự yêu thích của trẻ, không tạo cảm giác áp lực cho trẻ khi tập luyện như các bộ môn chạy thể dục, bơi lợi, cầu lông, bóng rổ; bộ môn nhảy hoặc các trò chơi vận động chủ yếu.
Đối với việc tập thể dục giảm cân cho trẻ nên tập trong môi trương thoải mái, nên hướng tới các bài tập tạo sự hứng khởi, khuyến khích trẻ tham gia. Cha mẹ nên đưa con tới các trung tâm, câu lạc bộ để trẻ kết bạn và cùng tập luyện hơn là chỉ thực hiện các bài tập tại nhà cùng với cha mẹ. Cha mẹ có thể rủ con tham gia các hoạt động vận động như đi bộ, bơi lội .v.v. hoặc có thể thường xuyên đưa con ra ngoài vận động vào các dịp picnic, cắm trại vào cuối tuần.
Đối với trẻ em béo phì, việc hạn chế hoặc cắt giảm khẩu phần ăn của trẻ là điều vô cùng khó khăn, bởi trẻ em không giống như người lớn để có thể điều chỉnh giảm ngay lượng khẩu phần ăn của trẻ. Cha mẹ nên thực hiện các biện pháp cắt giảm từ từ hoặc tìm phương án thay thế các loại thức ăn ít năng lượng hơn để trẻ áp dụng.
Trong giai đoạn giảm cân ở trẻ béo phì, cha mẹ phải hạn chế các loại chất ngọt như bánh kẹo, đường, mật và các loại chất béo và các chế phẩm từ sữa như phomai, váng sữa, sữa chua. Cha mẹ nên tìm kiếm và thay thế các chế phẩm thức ăn ít đường, ít chất béo cho trẻ. Các thông tin này, cha mẹ có thể dễ dàng tìm thấy trên vỏ hộp đựng.
Đối với các bữa ăn chính, cha mẹ thay thế các món chiên xào, quay, nướng thành các món hấp, luộc và kèm thêm các loại hoa quả ít chất ngọt. Về khối lượng thức ăn, cha mẹ nên cắt giảm từ từ khẩu phần ăn của trẻ, khuyến khích trẻ không nên ăn quá no và ăn quá muộn, gần giờ đi ngủ.
Béo phì ở trẻ em rất nguy hiểm và thực tế cho thấy việc giảm cân ở trẻ em béo phì còn khó khăn hơn rất nhiều việc tăng cân cho trẻ suy dinh dưỡng. Do đó, ngay từ khi mới sinh, cha mẹ cần chú ý chế độ ăn và vận động của trẻ để đảm bảo hạn chế khả năng béo phì ở trẻ em. Thực hiện điều chỉnh chế độ ăn của trẻ ngay khi phát hiện ra hiện tượng béo phì ở trẻ và nên thăm khám bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn, giải quyết ngay từ khi trẻ mới chớm béo phì. Ngoài hướng dẫn giảm cân cho trẻ, bạn nên tham khảo thêm bài viết: Phương pháp giảm cân cho người tuổi trung niên cũng cung cấp cho bạn các phương pháp giảm cân khá hiệu quả.
Hi vọng với kiến thức trong bài viết trên sẽ giúp bạn có định hướng tốt để giảm cân cho trẻ hiệu quả hơn. Hãy like và share bài viết nếu bạn thấy nó thực sự hữu ích để tạo động lực cho đội ngũ biên tập viên của Tài Phát biên soạn thêm nhiều bài viết bổ ích hơn nữa.
Nguồn bài viết duy nhất tại https://thethaotaiphat.com.vn/. Vui lòng để lại nguồn nếu bạn có sử dụng nội dung trên trang của chúng tôi.